K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Tham khảo!

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

 

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

 

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

6 tháng 1 2022

Copy hẻ?

3 tháng 4 2021

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"

2. Thân bài:

a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:

  • "Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn.
  • "Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.
  • Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công

b. Tại sao:

  • Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.
  • Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .

    c. Chứng minh:

  • Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công.
  • Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.
  • Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • d. Mở rộng và bài học:

  • Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm.
  • Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là" Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công. Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.
  • Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.
  • Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"

    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

  • Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" sẽ là mới bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá, lời khích lệ, động viên cho ta xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.
  • Nguồn: https://vndoc.com/lap-dan-y-hay-giai-thich-y-nghia-cua-cau-tuc-ngu-that-bai-la-me-thanh-cong-5458
6 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.

Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.

chúc bạn học tốt nha

Tham khảo:Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 

a. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ Lá lành: những chiếc lá nguyên vẹn → Chỉ những người có cơ thể đầy đủ, có hoàn cảnh sống đủ đầy, không gặp thiếu thốn hay bất hạnh+ Lá rách: những chiếc lá đã bị tổn thương, không còn nguyên vẹn → Chỉ những người có cuộc sống khó khăn, bất hạnh, gặp phải nguy nan

→ Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp điều không may trong cuộc sống

- Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ người khác?

+ Vì có những người khi sinh ra đã kém may mắn hơn người khác, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thể xác… cần được giúp đỡ, chia sẻ+ Có những người trong cuộc sống không may gặp điều xui xẻo, cũng rất cần được hỗ trợ, sẻ chia+ Có những người đôi khi chỉ là có những lúc buồn bã, cảm thấy trống vắng, thiếu thốn và chênh vênh cần được tâm sự, giãi bày 

→ Ai cũng có lúc yếu lòng, khó khăn cần được giúp đỡ, nên hãy chia sẻ với người khác khi họ cần đến chúng ta

- Ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ người khác:

+ Giúp những người đang gặp khó khăn, mệt mỏi được giúp đỡ vượt qua giờ phút nguy khốn+ Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi đã làm được việc tốt+ Giúp chúng ta trở thành người được mọi người yêu quý, kính trọng+ Giúp cộng đồng trở nên đoàn kết và hạnh phúc hơn

- Mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác+ Phê phán những người lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân

- Liên hệ bản thân:

+ Em đã từng được ai giúp đỡ khi gặp khó khăn? Cảm xúc của em khi đó?+ Em đã từng giúp đỡ ai chưa? Vì sao em lại làm như vậy?+ Em đã từng khuyên nhủ, nhắn nhủ bài học Lá lành đùm lá rách cho ai quanh mình chưa?

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về tính đúng đắn của câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

5 tháng 1 2022

Tham khảo :

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ Có chí thì nên.

2. Thân bài

a. Giải thích

- "Chí" ở đây được hiểu là ý chí, là quyết tâm, nghị lực

- "Nên" chính là thành công, thành quả

=> Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời.

b. Chứng minh

* Vai trò của ý chí:

- Trên đường đời, có những lúc gặp phải những ghềnh thác, chông chênh => Cần có ý chí để vượt qua.

- Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí.

- Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

=> Lòng kiên trì, ý chí là sức mạnh lớn lao tạo nên thành công.

* Dẫn chứng

- Cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm => đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu => lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

- Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng chịu khó học hành => được nhận suất học bổng du học khi giành được vọng nguyệt quế năm.

* Bàn luận

- Phê phán những người sống thiếu ý chí

- Cách nuôi dưỡng ý chí

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

23 tháng 4 2018

Vào đó tham khảo bạn ơi

https://h.vn/hoi-dap/question/253664.html

23 tháng 4 2018

Trong kho tàn tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam chứa bao câu tục ngữ hay về đạo đức, lối sống. Và một trong những câu tục ngữ có giá trị giáo dục sâu sắc là câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” 
Hình ảnh con ngựa và cả tàu( cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản. Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm. 
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam. 
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước,…thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến. 
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân…Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh. 
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

8 tháng 1 2019

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

8 tháng 1 2019

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?